menu phone tell
52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7
logo

Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

cap-phep

Tư vấn miễn phí 24/7

0858.56.5252

8:00 - 20:00

banner-uu-dai
Home » Sức khỏe 360 » Dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Dây rốn quấn cổ 1 vòng có gây ảnh hưởng tới thai nhi không là điều mà bất kỳ ông bố bà mẹ nào trong quá trình mang thai cũng lo lắng. Song thực tế thì tình trạng này có đáng lo lắng vậy không, hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

Dây rốn là gì?

Dây rốn là một ống dẫn nối thai nhi với nhau thai. Suốt quá trình phát triển trong bụng mẹ thì dây rốn là bộ phận có nhiệm vụ vận chuyển máu, các chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang con thông qua bánh nhau. Dây rốn thường sẽ dài từ 50cm đến 60cm. Chiều dài càng lớn thì nguy cơ bị dây rốn quấn quanh cổ hoặc tay của thai nhi càng cao.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng có gây nguy hiểm cho thai nhi?

Dây rốn quấn cổ trong dân gian còn có tên gọi khác là tràng hoa quấn cổ. Thực tế thì tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn 1 vòng khá là phổ biến. Hiện tượng này cũng rất hiếm có biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Tỷ lệ dây rốn quấn 1 vòng là 12% cho thai 24-26 tuần tuổi và 37% đối với thai đã đủ tháng. Đa phần các trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh hay chết non sau khi sinh.

Vậy nhưng ông bố bà mẹ nào cũng sẽ thấy lo lắng nếu nghe con mình bị dây rốn quấn cổ. Ai cũng sẽ sợ con không thở được vì tràng hoa quấn cổ. Tuy nhiên thì quá trình hô hấp của thai nhi không thông qua mũi miệng. Mà dây rốn mới chính là nguồn cung cấp oxy cho bé. Do vậy dây rốn quấn 1 vòng thì đa phần các bé cũng không gặp khó khăn khi thở.

Nhưng trong trường hợp dây rốn bị quấn nhiều vòng hoặc bị thắt lại thì việc đưa oxy và các dưỡng chất tới cơ thể bé cũng sẽ bị chặn lại. Khả năng cao bé sẽ bị sinh non, nhẹ cân, trường hợp xấu nhất là tử vong trong bụng mẹ.

Nếu gặp trường hợp dây rốn quấn 1 vòng ở cổ thì các ông bố bà mẹ nên lưu ý. Thăm khám định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, để đảm bảo việc này không ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ.

Vẫn có những trường hợp dây rốn bị quấn chặt, khiến sự phát triển của trẻ kém hơn. Vậy nên sau khi sinh, cần phải chú ý tới bé. Nếu có các dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi khám ngay.

dây rốn quấn cổ 1 vòng

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ

Có một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này.

  • Bé quá “hiếu động”:

Thời kỳ đầu của thai kỳ, thai nhi sẽ thích cựa quậy, di chuyển lung tung trong khu vực buồng tử cung. Sự chuyển động của bé sẽ khiến cho dây rốn bị căng ra và dài thêm. Đồng thời trong quá trình “khám phá” bụng mẹ, bé cũng đã vô tình làm cho dây rốn bị rối. Từ đó dẫn tới việc dây rốn có thể bị quấn vào tay chân hoặc cổ. Và cũng tùy vào sự “hiếu động” của bé mà dây rốn có thể bị quấn 1 hoặc nhiều vòng.

  • Dây rốn quá dài:

Chiều dài thông thường của dây rốn là từ 50-60cm. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp chúng dài hơn so với bình thường. Không gian trong bụng mẹ có hạn, chính vì vậy nên dây rốn càng dài thì khả năng bé tràng hoa quấn cổ lại càng cao.

  • Mẹ bầu làm việc quá sức:

Trong quá trình mang thai, người mẹ vận động mạnh hoặc lao động quá sức cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi người mẹ làm việc quá sức thì bé cũng sẽ có chiều hướng quay đầu xuống dưới nhiều hơn. Vì bé di chuyển nhiều như vậy nên dây rốn sẽ rất dễ bị cuộn quanh người hoặc là quấn vào cổ bé. Thậm chí xu hướng quay đầu xuống dưới nhiều hơn này cũng làm gia tăng nguy cơ sinh non.

Trong quá trình khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý hoạt động nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức, sẽ ảnh hưởng tới bé. Thay vì cố gắng làm hết mọi việc thì nên nhờ tới sự trợ giúp của những người xung quanh.

  • Dây rốn mềm:

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì bé sẽ có xu hướng nằm theo kiểu ngôi thai thuận.  Đây là tư thế trục dọc thai nhi nằm song song với trục dọc của ẹm. Thai nhi sẽ chúc đầu xuống phía âm hộ, gáy quay về phía bụng, mông hướng về ngực người mẹ.

Đồng thời lúc này dây rốn cũng có xu hướng mềm hơn, chính vì vậy nên cũng rất dễ quấn vào cổ của bé. Dây quấn vào cổ sẽ khó tháo được hơn vì bị kẹp giữa đầu và vai. Vậy nên dây rốn cũng có thể ngày càng bị quấn chặt vào cổ bé hơn.

  • Nước ối quá nhiều:

Đây là chất dịch lỏng rất giàu dinh dưỡng bao bọc thai nhi khi bé nằm trong tử cung của mẹ. Chúng giữ vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên theo các bác sĩ việc nước ối quá nhiều cũng làm gia tăng nguy cơ.

  • Quan niệm dân gian:

Ngoài những nguyên nhân trên thì trong dân gian cũng đề cập tới một vài lý do dẫn tới tình trạng này:

– Dân gian cho rằng khi mang thai, nếu mẹ thường sử dụng trang sức quấn nhiều vòng sẽ đem lại điềm xấu. Bởi trang sức dạng này sẽ dễ làm liên tưởng tới tình trạng dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng.

– Bên cạnh đó thì cũng có quan niệm cho rằng việc mẹ bầu bước qua dây hoặc võng thì bé cũng sẽ bị dây rốn quấn cổ.

Tuy nhiên thì đây đều chỉ là quan niệm của dân gian xưa truyền miệng lại. Trên thực tế chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng điều này là chính xác.

Cách phát hiện bé bị dây rốn quấn cổ

Thai máy (các cử động của thai nhi) có biểu hiện bất thường là một dấu hiệu. Một số trường hợp dây rốn quấn chặt, làm cho bé bị thiếu dưỡng khí, khó thở thì bé sẽ đạp để cảnh báo cho mẹ. Tuy nhiên thì tâm trạng căng thẳng của người mẹ cũng có thể khiến bé máy nhiều. Vậy nên nếu sau khi nghỉ ngơi mà việc bé cử động vẫn không giảm bớt thì mẹ bầu cần lưu ý. Tốt nhất là nên tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra cụ thể tình trạng của bé.

Ngoài việc để ý tới thai máy thì tình trạng dây rốn quấn cổ không có biểu hiện rõ ràng nào khác. Chúng ta chỉ có thể phát hiện ra việc này thông qua tiến hành siêu âm. Chính vì vậy trong quá trình mang thai chị em nên đi siêu âm định kỳ. Vừa để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện bé có gặp phải tình trạng dây rốn quấn cổ không.

tác hại dây rốn quấn cổ 1 vòng

Biến chứng của tình trạng dây rốn quấn cổ

Thông thường thì tình trạng này có thể dẫn tới một số vấn đề sau:

  • Bất thường về nhịp tim ở thai nhi

Một trong các biến chứng thường gặp nhất ở thai nhi khi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng là sự bất thường về nhịp tim trong khi mẹ bắt đầu chuyển dạ. Lý giải cho chuyện này là vì các cơn co thắt khi chuyển dạ làm cho dây rốn bị siết chặt lại. Vậy nên lưu lượng máu được bơm tới cơ thể bé bị giảm. Từ đó khiến cho nhịp tim của bé cũng bị giảm đi theo.

Vậy nên khi đỡ đẻ nếu phát hiện nhịp tim của bé bị giảm hoặc là có dấu hiệu suy thai, các bác sĩ sẽ chỉ định việc mổ đẻ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nhưng hầu hết trường hợp tràng hoa quấn cổ 1 vòng thì cả hai mẹ con đều trong tình trạng khỏe mạnh nên bác sĩ sẽ quyết định cho sinh thường.

  • Thai chết lưu

Theo báo cáo của Hội Sản phụ khoa Quốc tế vào năm 2015 thì nguy cơ chết lưu do dây rốn quấn cổ là cực thấp. Chúng thường xảy ra trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Đồng thời các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hiện nay mới có 1 trường hợp thai nhi 16 tuần chết lưu do dây rốn quấn cổ.

  • Sự phát triển của thai nhi bị giảm

Dây rốn là con đường duy nhất truyền các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Vì vậy nên một số ít trường hợp dây rốn bị quấn quá chặt. Tình trạng này khiến dưỡng chất truyền qua bé bị giảm. Trong đó lưu lượng máu bị giảm, đồng thời nồng độ kali trong máu cũng giảm. Việc nguồn dưỡng chất không được cung cấp đủ sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

>>> Xem thêm:  Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Nên làm gì khi bé bị tràng hoa quấn cổ 1 vòng?

Y học hiện nay cũng chưa tìm ra phương pháp cụ thể nào để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên thì mẹ bầu không cần quá lo lắng khi bé gặp tình trạng này vì không nguy hiểm như các mẹ nghĩ. Thực tế cho thấy nhiều bé có thể gỡ được dây rốn trong khoảng thời gian 18-25 tuần.

Vậy nhưng mẹ bầu cũng cần tránh việc vận động quá nhanh, lao động quá nặng. Hoặc khi ngồi cũng cần tránh tư thế ngồi gù lưng, khi ngủ cũng nên tránh nằm nghiêng. Đây là các tư thế khiến cho bé bị chèn ép.

Trong dân gian cũng có mẹo để chữa tình trạng dây rốn quấn cổ. Đó là bé bị quấn bao nhiêu vòng thì mẹ bầu chỉ cần bò quanh giường ngược lại theo chiều kim đồng hồ bấy nhiêu vòng. Có những người thực hiện và thành công tuy nhiên đây cũng chỉ là cách chữa “mẹo”. Khoa học chưa chứng minh được điều này là chính xác, nên khả năng thành công cũng không chắc chắn 100%.

Nếu muốn thử theo mẹo vặt này thì các mẹ cũng nên lưu ý một số điểm:

– Khi vừa mới ăn xong thì không nên thực hiện hành động này

– Cũng không nên bò quá nhiều vòng. Nếu thực hiện quá nhiều vòng thì mẹ bầu có thể bị chóng mặt. Từ đó thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng.

– Bên cạnh đó nếu tình trạng thai máy bất thường thì nên lập tức tới bệnh viện để kiểm tra.

Trường hợp bé bị quấn cổ khi trong thời kỳ 3 tháng cuối, thì việc bé tự gỡ là không có cách nào. Vậy nên điều mẹ cần làm là thăm khám thai đúng theo lịch định kỳ của bác sĩ. Đồng thời cũng quan tâm tới từng cử động nhỏ nhất của bé. Dù bé đạp quá ít hay quá nhiều thì cũng cần tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng của bé ngay.

Dựa theo tình trạng của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án thích hợp. Đa phần các trường hợp dây rốn quấn cổ 1 vòng đều có thể sinh thường. Chúng ta nên lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có thể được hỗ trợ một cách tốt nhất trong quá trình mang thai.

Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần được giải đáp, hãy liên hệ với bác sĩ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 03.56.56.52.52.

Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I - Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn, chuyên tư vấn về các vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,... Trong công việc bác sỹ Vân luôn vận dụng mọi kiến thức y học nhằm tiến hành điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.

Tin liên quan

Những Tư thế khiến cả hai lên đỉnh đầy đê mê

Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với những lần yêu đương theo tư thế truyền...

Phòng khám Nam khoa 52 nguyễn trãi lừa đảo

[Thực hư] Phòng khám Nam khoa 52 nguyễn trãi lừa đảo?

Thời gian gần đây, có một số thông tin nói về Phòng khám nam khoa 52 Nguyễn...

đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối

Đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối

Tình trạng đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối không phải là hiện tượng...