Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, tỷ lệ mắc sùi mào gà đang ngày một tăng cao, đặc biệt ở Việt Nam. Sùi mào gà được biết tới là bệnh lý nguy hiểm, khi một ai đó mắc phải sùi mào gà đều có thể lây truyền bệnh sang cho bạn tình, cho những người xung quanh, gặp phải các biến chứng liên quan đến khả năng sinh sản và thậm chí là cả ung thư. Do đó, khi có biểu hiện sùi mào gà cần được điều trị trong thời gian sớm và tốt nhất là điều trị khi bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu.
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà, mồng gà hay mụn cóc sinh dục đều chỉ một loại bệnh do một loại tác nhân có tên Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Khi mắc phải, sùi mào gà gây ra các triệu chứng ở ngoài da, trên niêm mạc vùng nhiễm bệnh.
Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu, khoa học đã xác định, phân loại được hơn 170 type virus sùi mào gà khác nhau với khoảng hơn 40 type gây bệnh ở bộ phận sinh dục con người. Các type virus khác có khả năng gây bệnh ở các vùng da, niêm mạc khác nhau. Chẳng hạn: Một số type như 1,4,5,8,60,… có thể gây ra các triệu chứng ở gan bàn tay, bàn chân; Các type 6,11,13,,18,55,… có khả năng gây bệnh ở niêm mạc người; Một số type như 16,18,… có khả gây ung thư cổ tử cung cho phụ nữ,…
Sùi mào gà có thể lây truyền qua đường nào?
Việc nhiễm phải sùi mào gà có thể xảy ra do:
– Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây truyền bệnh chủ yếu. Xảy ra khi một người khỏe mạnh quan hệ không an toàn với bạn tình đã nhiễm phải HPV. Bất kể các hình thức quan hệ nào, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, quan hệ qua đường miệng hoặc quan hệ đường hậu môn đều có thể lây truyền virus.
– Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Virus có thể lây truyền do có sự tiếp xúc thân mật với người bệnh. Cụ thể, bệnh có thể xảy ra khi da, niêm mạc của người lành tiếp xúc trực tiếp với vùng da, niêm mạc đã nhiễm bệnh của những người đã mắc sùi mào gà. Sự tiếp xúc có thể là chạm, sờ hoặc ôm hôn.
– Tiếp xúc gián tiếp với người bệnh: Một người khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh thông qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người nhiễm sùi mào gà, chẳng hạn như sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo,…
Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu có biểu hiện như thế nào?
Khi nhiễm phải HPV, virus trong cơ thể sẽ không gây bệnh ngay mà cần thời gian để phát triển. Các giai đoạn của việc nhiễm sùi mào gà bao gồm: Sùi mào gà giai đoạn ủ bệnh, sùi mào gà giai đoạn đầu và sùi mào gà giai đoạn cuối. Trong đó, sùi mào gà giai đoạn đầu được tiên lượng là quãng thời gian điều trị hiệu quả nhất nên cần được phát hiện và thăm khám sớm.
– Sùi mào gà giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 cho đến 9 tháng tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của người bị nhiễm. Ở trong giai đoạn này, người bệnh sẽ rất khó để có thể phát hiện mình mắc bệnh hay không bởi không có biểu hiện triệu chứng đặc trưng nào được thể hiện ra bên ngoài trừ phi người bệnh nghi ngờ đến các cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm tìm kiếm sự hiện diện của virus HPV bên trong cơ thể.
– Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu
Sùi mào gà giai đoạn đầu xảy ra khi virus phát triển đầy đủ và bắt đầu gây ra triệu chứng. Lúc này, giai đoạn ủ bệnh kết thúc, người bị nhiễm HPV sẽ nhận thấy những nốt sùi nhỏ xuất hiện tại các vùng da, niêm mạc thuộc cơ quan sinh dục, miệng hoặc ở hậu môn.
Trên thực tế, nếu như không có sự tìm hiểu trước, triệu chứng sùi mào gà trong giai đoạn đầu sẽ rất dễ bị nhầm lẫn so với một số các bệnh lý khác. Đặc điểm chung về triệu chứng của bệnh trong giai đoạn này là sự xuất hiện của những nốt nhỏ bé li ti, đầu mềm và nhọn như cái kim.
Các nốt sùi có thể mọc riêng lẻ từng nốt hoặc mọc sát tạo thành cụm, khá mềm, màu trắng hoặc hồng nhạt, có thể gây ngứa khó chịu cho người bệnh.
– Sùi mào gà giai đoạn cuối: Nếu không được điều trị, sùi mào gà sẽ chuyển sang giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, các mụn sùi sẽ mọc ngày càng nhiều hơn, phát triển rộng, với kích thước lớn. Các nốt sùi thường liên kết với nhau, tạo thành các mảng sùi nhìn giống như mào gà hoặc hoa súp lơ, đường kính khoảng 2 – 3 cm. Bên trong các mụn, mảng sùi chứa mủ, rất dễ vỡ.
Sùi mào gà được chẩn đoán như thế nào?
Như đã nói ở trên, mụn sùi do HPV gây ra thường rất dễ gây nhầm lẫn với các mụn sùi thông thường, mụn sùi sinh lý. Do đó, để có thể phân biệt đâu là mụn sùi bình thường, đâu là mụn sùi do HPV, các bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp như:
– Sử dụng dung dịch axit axetic. Các bác sĩ có thể bôi dung dịch axit axetic vào vùng có nổi mụn sùi để nhận biết mụn đó có phải do HPV gây ra hay không.
– Xét nghiệm PAP. Đối với các chị em phụ nữ, bác sĩ có thể nhận biết sự hiện diện của HPV, thậm chí là chủng HPV. Đặc biệt, xét nghiệm này cũng có thể giúp phát hiện những bất thường ở cổ tử cung, do đó thường rất hiệu quả trong hỗ trợ chẩn đoán ung thư cổ tử cung.
– Xét nghiệm mẫu vật/mẫu dịch. Các bác sĩ trực tiếp lấy mẫu vật/mẫu dịch mang đi xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của HPV.
– Xét nghiệm máu. Trong trường hợp không có biểu hiện bệnh nhưng nghi ngờ bị nhiễm do có tiếp xúc với các nguy cơ, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để phát hiện HPV.
Sùi mào gà được điều trị như thế nào?
Các bác sĩ đánh giá sùi mào gà thuộc diện bệnh lý xã hội nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, tới vấn đề sinh hoạt tình dục mà còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, như hiếm muộn – vô sinh.
Bệnh sùi mào gà cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để, các biện pháp chỉ có tác dụng giúp loại bỏ mụn sùi, phòng ngừa tối đa nguy cơ tái phát và sự xuất hiện của các biến chứng. Bình thường, sau thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định điều trị cho người bệnh bằng các phương pháp như:
– Bệnh nhân được dùng thuốc bôi hoặc thuốc chấm đặc trị
Thực tế, việc dùng thuốc bôi hoặc chấm là biện pháp được áp dụng chủ yếu khi bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu. Trong giai đoạn này, tình trạng bệnh còn nhẹ, các nốt sùi mọc đơn lẻ nên việc sử dụng thuốc bôi/chấm có thể mang lại hiệu quả điều trị cao.
Tuy nhiên, để đảm bảo thuốc thích hợp cũng như về hiệu quả điều trị, thuốc cần được chỉ định theo toa của y bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám cẩn thận. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc sử dụng các phương pháp dân gian bởi nó có thể khiến cho tình trạng bệnh sùi mào gà ngày càng nghiêm trọng, xuất hiện tác dụng phụ nguy hiểm.
+ Đốt mụn sùi bằng các thiết bị chuyên dụng: Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu và thậm chí là cả giai đoạn sau đều có thể điều trị bằng phương pháp đốt như đốt điện, đốt laser. Hiện nay, phần lớn các trường hợp được chỉ định điều trị bằng đốt sùi bởi phương pháp này khó bị sót, có thể loại bỏ toàn bộ các mụn sùi.
Tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, các bác sĩ tiến hành điều trị sùi mào gà cho người bệnh bằng kỹ thuật “kích hoạt miễn dịch DNA”. Đầu tiên, mụn sùi được loại bỏ bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần Mỹ không gây đau đớn, không ảnh hưởng tới các vùng da, niêm mạc, lân cận, không để lại sẹo xấu cho người bệnh.
Sau đó, các bác sĩ chỉ định hỗ trợ điều trị thêm cho người bệnh sử dụng thuốc Đông Y với mục đích tăng cường sức đề kháng – miễn dịch để kích thích cơ thể tự ức chế sự phát triển của virus HPV gây bệnh, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh lý.
Phòng ngừa sùi mào gà như thế nào?
– Sử dụng bao cao su: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể làm giảm nguy cơ nhiễm phải sùi mào gà. Tuy nhiên, nó không đảm bảo 100% người khỏe mạnh không bị nhiễm bởi virus vẫn có thể lây truyền thông qua vùng da, niêm mạc không được bảo vệ bởi bao cao su.
– Tiêm phòng: Trên thế giới hiện đã nghiên cứu và phát triển các loại vắc xin có thể giúp phòng ngừa HPV, đặc biệt là các chủng HPV gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Các chuyên gia khuyến cáo vắc xin nên được tiêm tốt nhất khi trẻ ở trong độ tuổi 11 – 12 hoặc trước khi mọi người có quan hệ tình dục.
– Đảm bảo giữ gìn vệ sinh cá nhân cơ thể, vệ sinh cơ quan sinh dục trước sau khi quan hệ tình dục, với phụ nữ cần chú ý trong thời kỳ có kinh nguyệt.
– Chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình, không quan hệ với đối tượng không nắm rõ về lịch sự tình dục của họ.
– Không/hạn chế sử dụng chung các vật dụng cá nhân của nhau như quần áo, các loại khăn,…
– Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật.
Trên đây là chia sẻ của bác sĩ về bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu. Nếu bạn có thắc mắc về bệnh sùi mào gà muốn được các bác sĩ Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi giải đáp miễn phí hoặc đăng ký nhận ưu đãi thăm khám, điều trị, hãy chat ngay tại mục Tư vấn trực tuyến trên website hoặc gọi tới HOTLINE vào bất kể thời gian nào trong ngày.
Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I - Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn, chuyên tư vấn về các vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,... Trong công việc bác sỹ Vân luôn vận dụng mọi kiến thức y học nhằm tiến hành điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.