menu phone tell
52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7
logo

Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

cap-phep

Tư vấn miễn phí 24/7

0858.56.5252

8:00 - 20:00

banner-uu-dai
Home » Bệnh phụ khoa » Bệnh Buồng Trứng » U nang buồng trứng » U nang buồng trứng có thai được không

U nang buồng trứng có thai được không

U nang buồng trứng là căn bệnh phụ khoa phổ biến với chị em phụ nữ, nhất là chị em trong độ tuổi sinh sản. Chúng có tác động rất lớn đến sức khỏe và chức năng sinh sản, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, khi không may gặp phải căn bệnh rắc rối này, hầu hết các chị em đều lo lắng liệu bị bệnh u nang buồng trứng có thai được không? Hay bị u nang buồng trứng có thể có con không. Để giải đáp thắc mắc hãy cùng bác sỹ chuyên khoa cùng tìm hiểu vấn đề này.

 

u-nang-buong-trung-co-thai-duoc-khong

 

Bị u nang buồng trứng có con được không chính là nỗi băn khoăn của chị Hà Hương G (34 tuổi, Bắc Ninh): Vợ chồng tôi có mong muốn sinh cháu thứ hai, nhưng khi đi khám sức khỏe sinh sản để đảm bảo việc mang thai diễn ra thuận lợi, an toàn cho cả mẹ và con thì cũng là lúc bác sỹ chẩn đoán tôi bị u nang buồng trứng, cần điều trị ngay. Tôi thực sự hoang mang, không biết bị u nang buồng trứng có thai được không? tỷ lệ thành công là bao nhiêu? Thai nhi sinh ra có bị ảnh hưởng gì không? Mong bác sỹ sớm cho tôi đáp án?”.

Câu hỏi của chị G cũng chính là điều mà rất nhiều chị em tìm kiếm hiện nay. Để giải đáp cụ thể cho câu hỏi này, hãy cùng lắng nghe những phân tích đến từ Bác sỹ chuyên khoa I phụ sản Nguyễn Thị Lan Hương hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, ở trong bài viết hôm nay.

Phụ nữ bị u nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng được định nghĩa là tập hợp những tế bào và túi chứa dịch nhày ở trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Bệnh thường gặp phải nhiều nhất ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Các dấu hiệu u nang buồng trứng thường thường xuất hiện không rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh phụ khoa khác và chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn nặng, kích thước to hoặc gây ra các biến chứng.

Vậy u nang buồng trứng có thai được không? Để lý giải cho vấn đề này, Bác sỹ Hương cho biết cần phải căn cứ vào các dạng u nang để nhận định được bạn có cơ hội mang thai khi mắc bệnh hay không?

Thông thường u nang buồng trứng có 2 dạng, cụ thể:

+ U nang buồng trứng cơ năng:

  • Là tình trạng 2 bên buồng trứng phóng nhiều trứng trưởng thành. Và 90% u nang buồng trứng là nang nhỏ và lành tính, có thể ở một hay ở cả 2 buồng trứng, những loại u nang này thường không gây hại cho người bệnh.

+ U nang buồng trứng thực thể

  • Được hình thành bởi những tổn thương nhu mô bình thường của buồng trứng như: u nang nước, u nang nhầy, u nang bì… Các khối u này ngày càng phát triển thành những khối u lớn, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, xoắn nang, vỡ nang… để lại nhiều hậu quả nặng nề.

cac-loai-u-nang-buong-trung

Như vậy, có thể kết luận trên thực tế các trường hợp chị em bị u nang buồng trứng vẫn có thể mang thai và sinh con, cụ thể đối với những trường hợp như:

  • U nang buồng trứng cơ năng: Lành tính và 1 trong 2 buồng trứng vẫn hoạt động khỏe mạnh. Khối u có kích thước nhỏ và biến mất sau một thời gian ngắn, thì chị em trong trường hợp này vẫn có khả năng mang thai tự nhiên bình thường.

U nang buồng trứng cơ năng ở cả hai bên và buồng trứng vẫn còn nang lành thì trường hợp này bác sĩ sẽ mổ bóc tách mà không cắt buồng trứng nên vẫn có thể mang thai nhưng khả năng thấp hơn.

  • U nang buồng trứng thực thể: Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo tình trạng và kích thước của khối u nang buồng trứng. Nếu là u nang lành tính thì sau khi điều trị người bệnh vẫn có khả năng mang thai

Nhưng nếu bị u nang ở cả hai bên buồng trứng mà đã có biến chứng xấu hoặc ung thư thì sẽ phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng. Bởi vậy mà chị em nếu bệnh ở giai đoạn này sẽ mất đi khả năng mang thai.

Tuy nhiên, chị em cũng nên biết rằng với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực y học hiện đại, đối với những người bắt buộc phải cắt buồng trứng và không có khả năng mang thai tự nhiên thì vẫn có thể làm mẹ thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên để được thực hiện phương pháp này bạn cần phải có một khoản chi phí khá lớn. Do đó, nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Bị u nang buồng trứng khi mang thai

U nang buồng trứng có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời kỳ mang thai. Vì vậy, chị em trong giai đoạn này cần phát hiện u sớm để đề phòng biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

u-nang-buong-trung-khi-mang-thai-1

Dấu hiệu u buồng trứng khi mang thai thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể chỉ có những dấu hiệu như đau lưng, trằn bụng, thấy bụng to hơn, hơi căng bụng… Các triệu chứng xuất hiện cụ thể hơn khi có biến chứng của u nang như:

  • Đau bụng bất thường, sốt hoặc có dấu nhiễm độc khi u bị vỡ hoặc bị xoắn.
  • Sức khỏe suy giảm, sụt cân, bụng to nhanh khi u hóa ác tính.
  • Xuất huyết âm đạo bất thường, đau bụng dưới và hai hố chậu liên tục hoặc từng cơn, lan ra sau lưng hoặc lan xuống hai đùi, kèm theo cảm giác buồn nôn…
  • Nếu u nang lớn thường dễ gây chèn ép trực tràng hoặc bàng quang, làm rối loạn tiểu tiện…

Ảnh hưởng của bệnh u nang buồng trứng khi mang thai

Những ảnh hưởng của bệnh u nang buồng trứng đối với phụ nữ mang thai là rất lớn, do đó chị em cần hết sức lưu ý. Nếu tình trạng bệnh không được phát hiện và ứng phó kịp thời có thể gây ra rất nhiều hậu quả:

  • Gây sảy thai: Trong 3 tháng đầu nếu mắc bệnh u nang buồng trứng có thể gây sảy thai do nội tiết kém. Khi thai phát triển to lên thì khối u nang buồng trứng dễ chèn ép vào tử cung, kích thích tử cung, làm cho tử cung co bóp nên thai bị đẩy ra ngoài.
  • Gây đẻ non: Khi tử cung phát triến nhanh, khối u to chèn tử cung, kích thích tử cung co bóp gây đẻ non.
  • Cản trở sự bình chỉnh ngôi thai: Do khối u chèn ép vào tử cung làm cho thai nhi khó quay xuống dưới khi người mẹ gần ngày sinh, vì vậy thường gặp ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược…
  •  Chuyển dạ và gặp khó khăn khi sinh: Khi chuyển dạ, nếu khối u bé, kẹt trong tiểu khung (khung chậu dưới), cản trở sự tiên triển cuộc chuyển dạ, nên phải mổ lấy thai.

U nang buồng trứng khi mang thai phải làm sao?

U nang buồng trứng khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, với trường hợp người bệnh đang mang thai cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của u nang để có biện pháp điều trị kịp thời.

+ Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ: Theo dõi chặt chẽ sự phát triển u nang, nếu u nang không tự teo đi thì phải đợi ngoài 3 tháng mới tiến hành phẫu thuật để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

+ Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ: Tùy trường hợp cụ thể để bác sĩ tiến hành loại bỏ khối u, nếu khối u lớn thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật sớm.

+ Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ: Thông thường chờ đến lúc sinh hoặc sau sinh thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Như vậy, dù ở bất cứ thời điểm nào, nếu phát hiện khối u phát triển quá nhanh hay có biểu hiện biến thể ác tính thì chị em cần được phẫu thuật u nang buồng trứng ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

 

Bên cạnh việc thăm khám và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, thai phụ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng thích hợp, nghỉ ngơi khoa học, hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, chứa nhiều đường hay các loại thịt đỏ – vì đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol là yếu tố làm tăng nguy cơ chuyển biến bệnh từ u nang buồng trứng thành ung thư. Hơn nữa, để có cơ hội phát hiện bệnh sớm, chị em hãy chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ.

Chị em thân mến, với những thông tin ở trên cho thấy, việc có khối u ở buồng trứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của em. Hơn nữa, để quá trình thụ thai diễn ra thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đặc biệt có nguy hại rất lớn đối với thai phụ. Do đó chị em không nên chủ quan với bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể. Cần thăm khám sớm để được bác sỹ đưa ra lời khuyên hữu ích nhất, đảm bảo an toàn cho thiên chức làm mẹ.

Mọi băn khoăn về bệnh u nang buồng trứng có thai được không? vui lòng chat trực tuyến [ TẠI ĐÂY ] hoặc gọi ngay cho các bác sỹ chuyên khoa theo Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 để được tư vấn và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.

Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I - Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn, chuyên tư vấn về các vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,... Trong công việc bác sỹ Vân luôn vận dụng mọi kiến thức y học nhằm tiến hành điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.

Tin liên quan

dia-chi-dieu-tri-chua-u-nang-buong-trung

Địa chỉ chữa u nang buồng trứng ở Hà Nội

Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng chỉ đảm bảo an toàn khi chị em...

u-nang-buong-trung-nen-an-gi

U nang buồng trứng nên ăn gì

Chị em bị u nang buồng trứng không chỉ cần điều trị nhanh chóng, kịp thời...

u-nang-buong-trung-co-phai-mo-khong

U nang buồng trứng có phải mổ không

Hỏi: Mắc bệnh u nang buồng trứng có phải mổ không? thời gian mổ vào lúc nào...