menu phone tell
52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7
logo

Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

cap-phep

Tư vấn miễn phí 24/7

0858.56.5252

8:00 - 20:00

banner-uu-dai
Home » Bệnh nam khoa » Bệnh Tinh Hoàn » Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh

Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh

Không chỉ nguy hiểm với nam giới trong độ tuổi trưởng thành, mà tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh cũng cảnh báo rất nhiều hệ lụy khi không được phát hiện và xử trí kịp thời. Đặc biệt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, sức khỏe sinh sản về sau. Do đó, để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như hướng điều trị, các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ thông tin ở bài viết dưới đây.

Nhận biết kích cỡ hai bên tinh hoàn bị lệch bằng mắt thường?

Dù rất ít cha mẹ để ý đến vấn đề tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ. Tuy nhiên, với những kiến thức chuyên khoa ở dưới đây chắc chắn sẽ giúp nhiều bố mẹ “giật mình” và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của con.

Thực tế, ở các bé trai khi sinh ra có khá nhiều trường hợp kích thước tinh hoàn không đồng đều. Tình trạng này chiếm tỉ lệ 1/1000.

Chỉ quan sát bằng mắt thường, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể phát hiện tình trạng tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh với các biểu hiện như:

  • Tinh hoàn lệch hẳn sang một bên, bên to bên nhỏ rõ ràng.
  • Ngay cả khi tinh hoàn ở trạng thái bình thường thì một bên sẽ có tình trạng chảy xệ rõ rệt.
  • Khi kiểm tra bằng tay, cha mẹ sẽ nhận thấy sự chệnh lệch nhất định.
  • Ngoài ra, ở một số trẻ sẽ có tình trạng quấy khóc do đau nhức tinh toàn. Lúc này, cha mẹ nên kiểm tra cơ quan sinh dục của con, phát hiện và cho trẻ thăm khám kịp thời.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh

Tinh hoàn bên to bên nhở ở trẻ sơ sinh cảnh báo căn bệnh gì?

Như bạn đã biết, tinh hoàn là một cơ quan đặc biệt quan trọng, có vai trò sản xuất tinh trùng và bài tiết hormone sinh dục nam. Do đó, bất cứ một bất thường nào xảy ra tại vị trí này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phái mạnh sau này.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi nhận thấy tinh hoàn của bé có sự không đồng đều ngay từ lúc sinh ra. Bởi tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh được coi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn ở dưới đây:

  • Tinh hoàn ẩn:

Ở thời kỳ mang thai, tinh hoàn vẫn chưa về đúng vị trí của nó, mà nằm lại ở trong ổ bụng hoặc ống bẹn nên được gọi là tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh chiếm 3-5%, bé trai 3 tuổi chiếm 0.8%, nam giới trưởng thành chiếm 0.1%.

  • Xoắn tinh hoàn:

Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc nam giới độ tuổi dậy thì, do sự thay đổi đột ngột nội tiết hormone sinh dục nam gây ra.

Khi bị xoắn tinh hoàn, trẻ sẽ gặp phải tình trang đau nhức, quấy khóc, bìu sưng kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn.

Trong 6 giờ đầu sau khi có triệu chứng của bệnh, cần được phát hiện và can thiệp ngoại khoa ngay. Nếu chậm trễ có thể gây nhiễm khuẩn, làm tăng nguy cơ ung thư và vô sinh về sau.

  • Tràn dịch màng tinh hoàn

Nếu cha mẹ nhận thấy tinh hoàn bị lệch ở trẻ sơ sinh, kèm theo dấu hiệu sưng đỏ rất có khả năng trẻ đang bị tràn dịch màng tinh hoàn hay còn gọi là ứ đọng màng tinh.

Hiện tượng này được các bác sĩ cho biết thường xảy ra nguyên nhân do nội tiết tố từ mẹ truyền sang một cách tự nhiên. Và đến khi trẻ được 3 – 5 tháng tuổi tinh hoàn lại trở lại bình thường.

>>>> Xem thêm: Bị viêm tinh hoàn nên kiêng những gì?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh nguy hiểm ra sao?

Như đã nhắc đến ở trên, tinh hoàn là một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của nam giới khi đến tuổi trưởng thành. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, nếu cha mẹ không phát hiện ra tình trạng chênh lệch tinh hoàn ở trẻ, và điều trị kịp thời. Sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều:

  • Làm tăng nguy cơ bị ung thư tinh hoàn.
  • Chức năng sinh sản sẽ bị giảm sút do lượng tinh binh sản xuất không đảm bảo về cả chất lượng và số lượng.
  • Có nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn trong các trường hợp bị xoắn tinh hoàn, hoặc viêm nhiễm kéo dài, gây hoại tử tinh hoàn.
  • Các bệnh lý tại tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, khiến nam giới không còn ham muốn tình dục, hình thành nhiều bệnh nam khoa nguy hiểm.

Tinh hoàn bị lệch ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ được thực hiện khi nào?

Thường trẻ sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe 24h đầu tiên sau khi sinh. Tuy nhiên, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, bởi có nhiều trường hợp tinh hoàn không đều sẽ khó phát hiện ngay lúc này.

Bởi cơ quan sinh dục của trẻ lúc này còn nhỏ, nên khó quan sát hơn. Hoặc cũng có những trường hợp trẻ sinh ra không có tinh hoàn. Nên việc xác định bệnh lý sẽ trở nên khó khăn hơn.

Điều trị tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh vào lúc nào là tốt nhất?

Không giống như nam giới trưởng thành, việc điều trị tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ nhỏ cần phải thực hiện theo một phác đồ khoa học nhất định. Bởi sức khỏe của trẻ lúc này còn rất yếu, cho nên dựa vào tình hình bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp.

Thông thường, các chuyên gia đề nghị bố mẹ cho trẻ thực hiện biện pháp phẫu thuật cố định tinh hoàn khi bé đủ 18 tháng tuổi. Đây là thủ thuật mà các bác sĩ di chuyển và cố định tinh hoàn vào trong bìu ở một số trường hợp đặc biệt.

Nhưng thực tế, ít ai phát hiện bệnh lý sớm và cho con thực hiện thủ thuật trong thời gian này. Hoặc cũng có nhiều trường hợp cha mẹ chủ quan, nên bỏ lỡ mất thời điểm điều trị cho trẻ thích hợp.

Phương pháp điều trị tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh?

Tinh hoàn bị lệch ở trẻ sơ sinh có thể do rất nhiều bệnh lý khác nhau hình thành. Chính vì vậy, để sớm biết con mình cần phải điều trị theo phác đồ nào? Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng phác đồ.

Một số phương pháp điều trị chứng tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo đó là:

  • Nếu nguyên nhân tinh hoàn không đều do tràn dịch màng tinh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc tiến hành biện pháp ngoại khoa, nhằm cắt bớt lá thành màng tinh hoàn hoặc mở cửa sổ màng tinh hoàn…
  • Nếu tinh hoàn bên to bên nhỏ bệnh xoắn tinh hoàn, sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật ngay. Việc tháo xoắn nếu không xử lý kịp thời, tinh hoàn sẽ bị hoại tử, dẫn đến phải cắt bỏ đi tinh hoàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản, sinh lý sau này của trẻ.
  • Trường hợp trẻ bị ẩn tinh hoàn và nằm ở ống bẹn thì có thể tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu khi bé được 1 tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con và cho con đi khám định kì.

Bởi cũng có trường hợp bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc nội tiết rồi căn cứ vào tình trạng thực tế để xem xét có tiến hành phẫu thuật hay không.

Như vậy, hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh là một vấn đề rất cần được phát hiện và điều trị theo đúng phác đồ. Do đó, các bậc cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Ngay khi nhận thấy những bất thường ở cơ quan sinh dục của con, hãy liên hệ ngay với bác sĩ, hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 để được tư vấn nhanh nhất.

Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I - Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn, chuyên tư vấn về các vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,... Trong công việc bác sỹ Vân luôn vận dụng mọi kiến thức y học nhằm tiến hành điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.

Tin liên quan

viêm tinh hoàn nên kiêng gì

Bị viêm tinh hoàn nên kiêng những gì?

Viêm nhiễm là bệnh lý thường xảy ra tại tinh hoàn và gây ra nhiều hệ lụy...

ngứa bìu ở nam giới

Hiện tượng ngứa bìu ở nam giới là bị làm sao?

Bìu tinh hoàn là lớp da mỏng có vai trò giữ nhiệt và che chở tinh hoàn. Nhiều...

đau tinh hoàn nhưng không sưng

Đau tinh hoàn nhưng không sưng là bệnh gì?

Hiện tượng đau tinh hoàn nhưng không sưng xuất hiện trong nhiều ngày, không chỉ...