Sảy thai là điều không một ai mong muốn, có thể là cú sốc kinh khủng đối với rất nhiều người và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng kéo dài khiến nhiều cặp vợ chồng dễ lâm vào tình trạng trầm cảm, sợ hãi,…Vậy, có những nguyên nhân gây sảy thai nào ở nữ giới? Bài viết sau đây sẽ liệt kê các nguyên nhân gây hư thai thường gặp nhất, bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Tổng hợp những nguyên nhân gây sảy thai thường gặp nhất
Các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sảy thai. Sảy thai ở tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), nguyên nhân chủ yếu là do các vấn đề của thai nhi.
Đối với tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa mang thai) tình trạng này xảy ra thường xuất phát từ sức khỏe của thai phụ.
Vấn đề với nhau thai
Một trong những nguyên nhân gây hư thai đó là nhau thai gặp vấn đề. Nhau thai là cơ quan có chức năng kết nối cơ thể bé với cơ thể mẹ, đồng thời vận chuyển dưỡng chất từ cơ thể mệ sang thai nhi để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất.
Vì thế, nếu nhau thai có vấn đề có thể sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của bé, thậm chí là gây ra tình trạng sảy thai.
Mất cân bằng hormone
Hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Chẳng hạn như hormone progesterone có tác dụng hỗ trợ nhau thai bám chắc vào thành tử cung. Nếu như cơ thể của mẹ không đủ hàm lượng hormone progesterone thì nhau thai sẽ dễ bong ra bên ngoài dẫn tới tình trạng sảy thai.
Rối loạn miễn dịch
Rối loạn miễn dịch là một trong các nguyên nhân sảy thai ở mẹ bầu. Rối loạn miễn dịch là hiện tượng hệ miễn dịch hoạt động quá mức hay dưới mức, chúng có thể là nguy cơ dẫn tới tái diễn, hay nói một cách khác đó là cơ thể người mẹ không thể chấp nhận được tình trạng mang thai.
Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu
Việc thai phụ mắc bệnh khi mang thai, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp, các vấn đề về tuyến giáp,…chúng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Việc mắc bệnh sẽ khiến cho lưu lượng máu chuyển tới tử cung của người mẹ bị suy giảm, khiến thai nhi không thể phát triển bình thường. Hơn nữa, mẹ bầu mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn so với những người bình thường.
Các vấn đề về nhiễm sắc thể
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 50% các ca sảy thai xảy ra ở tam cá nguyệt đầu tiên liên quan tới hệ nhiễm sắc thể. Nguyên nhân là do hợp tử tạo thành sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, chẳng hạn như thiếu hay thừa nhiễm sắc thể.
Chính điều này khiến cho thai nhi không thể phát triển một cách bình thường và gây ra tình trạng sảy thai.
Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm
Nếu như thai phụ mắc một trong những bệnh như: lậu, giang mai, sốt rét,…có thể sẽ khiến khả năng sảy thai tăng cao. Tình trạng nhiễm khuẩn sẽ làm cho túi nước ối bị vớ sớm hay hiến cho cổ tử cung bị mở rộng một cách quá nhanh.
Ngộ độc thực phẩm
Tình trạng ngộ độ thực phẩm cũng có thể dẫn tới hiện tượng sảy thai. Tình trạng này thường xảy ra khi mẹ ăn phải những loại thức ăn bị nhiễm khuẩn và gây ra bệnh đường ruột hay thức ăn bị nhiễm độc. Bạn nên chú ý tới:
- Vi khuẩn như listeria có thể tồn tại ở trong những loại sữa chưa tiệt trùng.
- Ký sinh trùng toxoplasma xuất hiện trong thịt heo, cừu chưa được nấu chín.
- Vi khuẩn salmonella có trong trứng sống hay trứng chưa được nấu chín.
Cấu trúc tử cung
Cấu trúc tử cung bất thường là một trong những nguyên nhân gây sảy thai thường gặp. Những bất thường xảy ra ở tử cung như: tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng,…có thể gây ra tình trạng sảy thai. Hơn nữa, sự phát triển của u xơ tử cung trong tử cung cũng có thể tăng nguy hiểm, cản trở sự phát triển của thai nhi.
Hở eo cổ tử cung
Thai phụ bị hở eo cổ tử cung có thể dẫn tới tình trạng sảy thai. Ngoài ra, nếu như cổ tử cung của người mẹ quá yếu thì sẽ rất khó để giữ được thai nhi.
Cách phòng tránh sảy thai hiệu quả
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu nên:
- Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích cũng như chất thải, chất độc hại ở trong môi trường.
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định, vừa phải trước và khi mang thai.
- Bổ sung những loại vitamin cần thiết khi mang thai để có thể đảm bảo rằng bạn và bé yêu đang phát triển có đầy đủ dinh dưỡng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đủ chất với nhiều rau xanh, trái cây.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hay huấn luyện viên khi có ý định luyện tập trong thai kỳ nhằm giảm nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ, hợp lý giúp giảm stress, đau nhức,…đồng thời tăng sức chịu đựng cho mẹ khi chuyển dạ.
- Hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Hy vọng những chia sẻ hữu ích trong bài viết này có thể giúp bạn nắm được những nguyên nhân gây sảy thai thường gặp ở bà bầu. Nếu còn bất kỳ câu hỏi, vấn đề gì cần các chuyên gia đầu ngành giải đáp, bạn hãy trao đổi, đặt câu hỏi tại thư mục tư vấn trực tuyến trên website, hoặc liên hệ tới đường dây nóng: 03.56.56.52.52.
Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I - Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn, chuyên tư vấn về các vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,... Trong công việc bác sỹ Vân luôn vận dụng mọi kiến thức y học nhằm tiến hành điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.