Tình trạng đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối không phải là hiện tượng hiếm gặp đối với các bà bầu. Rất nhiều chị em thắc mắc, liệu đây có phải dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy cùng các chuyên gia phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi giải đáp kỹ hơn về vấn đề này qua những thông tin dưới đây.
Đầu tiên, các chuyên gia nhấn mạnh, nếu đây chỉ là tình trạng đau xương mu, khớp háng hay vùng xương cụt trong giai đoạn trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Lý do là bởi đây chỉ là các dấu hiệu bình thường trong suốt thời kỳ mang thai của chị em mà thôi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng đau xương mu tháng cuối thai kỳ đi kèm với những dấu hiệu bất thường như sa bụng, đi tiểu nhiều, tiểu buốt thì mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần lâm bồn nhé.
Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
Xương mu là bộ phận gần cơ quan sinh dục, là một phần của xương chậu. Xương mu hai bên sẽ hợp lại tạo thành khớp chậu phía trước, bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm hoãn nở trong thai kỳ để cơ thể chị em thích nghi với sự tăng kích thước của tử cung cũng như các biến đổi khác trong khung chậu.
Phụ nữ mang thai sẽ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau xương mu, có thể xuất hiện ở hai bên bẹn hay khu vực lân cận như đùi và vùng quanh khung chậu. Thông thường, nữ giới bị đau xương mu sẽ thấy đau âm ỉ từng cơn, đôi khi kéo dài hoặc những cơn ngắn chốc lát. Nguyên nhân là do:
- Biến đổi hormone: Nữ giới khi mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, trong đó chắc chắn có sự thay đổi của các hormon sinh dục. Phụ nữ mang thai thường sẽ có hàm lượng progesterone cao trong máu. Hàm lượng progesterone sẽ có tác dụng phụ lên cơ thể người mẹ, gây ra sự giãn nở của các khớp xương, các khớp vùng chậu sẽ hoạt động không được dẻo dai như trước khiến xương mu bị đau.
- Phù nề: Chị em nên nhớ rằng, thể tích tuần hoàn trong cơ thể người nữ giới luôn tăng cao trong thai kỳ và sự thay đổi theo hướng tập trung vào tuần hoàn nhau thai với mục đích để nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế cho nên, khi phần dưới của cơ thể hoạt động quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng phù nề, chèn ép và gây đau vùng xương mu.
- Tư thế của thai nhi trong tử cung: Đây cũng là yếu tố gây đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối. Việc thai nhi chuyển dịch liên tục bên trong tử cung, đến tháng cuối sẽ chuyển động theo hướng về phía dưới âm đạo để sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ chắc chắn sẽ gây đau ở vùng xương mu, khung xương chậu.
- Đa thai và đa sản: Nữ giới khi mang đa thai hoặc có tiền sử sinh con nhiều lần chắc chắn sẽ có nguy cơ đau xương mu khi mang thai rất cao. Lý do là bởi khi mang thai nhiều lần, phần đông cơ bụng của phụ nữ sẽ bị mềm hơn, thai nhi ở vị trí thấp hơn nên áp lực xuống vùng xương mu cũng cao hơn bình thường.
- Thai nhi vận động: Đôi khi, những cử động quá mạnh của thai nhi bên trong bingf có có thể trở thành nguyên nhân gây đau xương mu ở bà bầu.
- Thai lớn: Đối với chị em mang thai có trọng lượng từ 4000 gram trở lên thì sẽ được gọi là thai lớn. Trọng lượng thai càng lớn thì chắc chắn áp lực tác động trên khớp mu càng nhiều và gây đau nhức ở bộ phận này.
Đau xương mu có phải sắp sinh?
Rất nhiều chị em thắc mắc không biết đau mu khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu sinh nở? Nhiều bà bầu thường lo lắng vì đây là dấu hiệu bất thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kì. Tuy vậy, các chuyên gia nhấn mạnh, đây rất có thể chỉ là những dấu hiệu thay đổi về cơ thể chị em báo hiệu đã sẵn sàng lâm bồn chứ đây chưa hẳn là dấu hiệu báo sắp sinh.
Trong nhiều trường hợp, vì thai nhi di chuyển, vận động để thay đổi vị trí trong bụng mẹ cũng sẽ gây ra những cơn đau xương mu cho chị em. Những cơn đau ở tháng cuối thường sẽ có khoảng thời gian dài ngắn khác nhau tùy vào cơ thể của từng người. Thậm chí, có nhiều mẹ bầu còn không gặp phải những cơn đau xương mu trong suốt thai kỳ.
Đến lúc sắp sinh, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng mình tụt xuống, hai chân trở nên phù nề, xuất hiện tình trạng tiểu nhiều với những cơn đau chuyển dạ, vỡ ối… Thế nhưng, nếu các cơn đau xương mu đến quá sớm hoặc ngày càng trở nên trầm trọng, kéo dài thì mẹ bầu cần phải tới bệnh viện để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân để được các bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.
Tại sao tháng cuối thai kỳ những cơn đau xương mu lại dồn dập?
Vậy tại sao có nhiều trường hợp chị em lại bị đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối một cách dồn dập? Nhiều mẹ bầu còn đau dự dỗi ở vùng xương chậu tới mức không thể di chuyển được. Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vùng kín khi mang bầu tháng cuối của chị em ngày càng dồn dập hơn. Bao gồm:
- Bé yêu quay đầu
Như đã nói ở trên, vùng xương mu làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể nữ giới. Bởi vậy, khi đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn ở những tuần cuối của thai kỳ, cơ thể bà bầu bắt đầu có sự tiết ra hormone relaxin làm cho các khớp quanh vùng khung chậu có dấu hiệu giãn nở nhiều hơn để sẵn sàng cho việc sinh nở.
- Mẹ bầu thiếu canxi
Các bác sĩ cho biết, những cơn đau dồn dập ở vùng xương mu xuất hiện cũng có thể do mẹ bầu bị thiếu canxi trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này sẽ khiến các khớp xương trở nên yếu hơn, dễ gây nhức mỏi. Khi thai nhi bắt đầu quay đầu, các cơn đau nhói sẽ xuất hiện nhiều hơn và chỉ biến mất khi em bé đã quay đầu hoàn toàn, Trong một số ít trường hợp, bà bầu còn cảm thấy đau dữ dội cho đến khi sinh nở.
- Mẹ bầu có tiền sử bị thoái hóa khớp, thoát vị địa đệm
Nếu chị em đang mang thai mà có tiền sử mắc hai loại bệnh kể trên thì rất có thể bà bầu sẽrơi vào tình trạng đau mu khi mang bầu tháng cuối. Lý do là bởi lúc này, cột sống phải gánh cơ thể quá nặng, dễ dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nghiêm trọng, hoặc có thể làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu.
- Bà bầu vận động, đi lại nhiều
Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhức thường xuyên tại vùng xương mu, xương chậy là do đi lại quá nhiều, vận động nặng trong thai kỳ. Thông thường thì vào những tuần thai cuối, mẹ bầu nên được nghỉ ngơi nhiều hơn để hạn chế việc đi lại cũng như vận động mạnh. Lý do là bởi điều này sẽ khiến vùng xương mu chịu áp lực cao dễ dàng dẫn tới tình trạng đau nhức, buốt, tức. Ngoài ra, chị em còn có thể cảm thấy đau nhức ở vùng háng, lưng, bẹn, hông và vùng lân cận như bên trong đùi.
Trong những ngày cuối thai kỳ, mạ bầu nào cũng đầy hồi hộp và ngóng trông khoảnh khắc bé yêu sẽ chào đời. Thế nhưng, đôi khi việc dự sinh lại không không chính xác bằng các dấu hiệu của cơ thể đâu nhé. Chính bởi vậy, chị em cần nắm rõ những dấu hiệu trước khi sinh khoảng 1 tuần để kịp thời ứng phó.
Tất cả những nguyên nhân này trên đây đều cho thấy tình trạng đau vùng kín khi mang thai tháng cuối rất có thể là một dấu hiệu sắp sinh, cũng có thể không phải vậy. Chính vì thế, bạn không nên chỉ dựa vào tình trạng đau xương mu mà cho rằng mình sắp sinh. Điều này có thể khiến bạn chủ quan với tình trạng sức khỏe bất thường của mình với những bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.
Vậy đau xương mu bao lâu thì chị em sẽ sinh? Nếu đã thấy mình bị đau xương mu ở tháng cuối của thai kỳ thì chị em nên theo dõi cơ thể để xem có những dấu hiệu thường gặp khác không, bao gồm:
+ Cảm thấy dễ thở hơn so với bình thường.
+ Âm đạo tiết dịch nhầy nhiều hơn.
+ Rỉ nước ối
+ Cổ tử cung mỏng dần và mở ra rộng hơn.
>>> XEM THÊM: Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong không?
Mẹo giúp hạn chế cơn đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối
Như đã nói ở trên, tình trạng đau vùng kín khi mang bầu tháng cuối là không hiếm gặp. Đây được coi là một phần thay đổi của cơ thể bà bầu khi mang thai và sắp sinh em bé. Điều này là chuyện bình thường nên bà bầu có thể thoải mái và đừng lo lắng quá nhiều. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giúp chị em phụ nữ đang mang thai có thể hạn chế tình trạng đau nhức xương mu vào tháng cuối của thai kỳ:
- Hãy duy trì tư thế đúng khi ngồi, nằm, đứng.
- Thực hiện nguyên tắc lưng thẳng khi ngồi, nằm hay đứng và có gối tựa sau lưng nếu ngồi.
- Tuyệt đối không tạo áp lực lên vùng xương háng.
- Chị em có thể sử dụng đai đeo thắt lưng nhằm mục đích đỡ xương chậu để làm giảm trọng lượng đè lên khớp mu, cũng như hỗ trợ giảm đau.
- Dùng các loại dép đế bằng, thấp, ma sát tốt.
- Hãy nhớ là không đứng ở một tư thế quá lâu.
- Chị em khi ngủ thì nên thể sử dụng gối cho bà bầu, có tác dụnghỗ trợ tư thế nằm cho thoải mái nhất.
- Nhớ nằm nghiêng bên thuận.
- Chế độ ăn uống phù hợp, cũng như bổ sung đầy đủ canxi.
- Tránh vận động mạnh, tránh đi lại nhiều.
Thực tế, tình trạng đau xương mu tháng cuối thai kỳ là một dấu hiệu bình thường mà chị em nào cũng phải trải qua khi mang thai, vì thế khi gặp phải tình cảnh này, bạn cũng không nên lo lắng. Nếu tình trạng đau kéo dài và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ và chế độ ăn uống của bạn, các chuyên khuyên rằng có thể mua thuốc giảm đau để uống nhưng nhất định phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I - Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn, chuyên tư vấn về các vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,... Trong công việc bác sỹ Vân luôn vận dụng mọi kiến thức y học nhằm tiến hành điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.