menu phone tell
52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7
logo

Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

cap-phep

Tư vấn miễn phí 24/7

0858.56.5252

8:00 - 20:00

banner-uu-dai
Home » Sức khỏe 360 » Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Các mẹ thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống thêm nước và cho rằng nước giúp làm mát cơ thể và để tráng miệng làm sạch lưỡi. Tuy nhiên, các chuyên gia lại nhấn mạnh việc cho trẻ sơ sinh uống thêm nước là không cần thiết. Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

Sữa mẹ đã cung cấp đủ nước cho trẻ sơ sinh

Chị Thùy Linh (29t, Hà Nội) chia sẻ: “Mình nghe theo lời khuyên của bác sĩ và cũng có tìm hiểu qua nhiều người mẹ khác là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nhưng khi bà nội thấy con nóng và có vẻ đang khát nước, bà giục mẹ phải cho bé uống nước ngay, khiến tôi rất lúng túng không biết nên làm thế nào cho đúng.”

Không chỉ riêng chị Linh mà nhiều người khác cũng băn khoăn về vấn đề này. Các chuyên gia cho biết, 80% sữa mẹ là nước và đã được vô trùng, đặc biệt là sữa đầu dòng mỗi lần cho trẻ bú. Do đó, khi cảm thấy con đang khát, mẹ có thể cho con bú, vừa thỏa mãn cơn khát cho con, vừa tránh nguy cờ nhiễm trùng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng không cần cho trẻ uống nước khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, ngay cả khi thời tiết nắng nóng hay khi trẻ đang khát, trong 6 tháng đầu đời trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn.

Ngoại trừ khi trẻ cần dùng thuốc, dung dịch bù nước đường uống, thuốc nhỏ, siro vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ thì trẻ không cần bất kỳ chất lỏng bổ sung nào ngoài sữa mẹ. Trẻ bú sữa mẹ tức là đã được cung cấp đủ nước ở mức an toàn để bảo vệ bé chống bệnh tiêu chảy.

Cho trẻ sơ sinh uống nước thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nước khi chất điện giải trong máu bé còn yếu ớt, bị pha loãng bởi nước làm ức chế các chức năng bình thường của cơ thể, dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể hoặc co giật và chức năng thận còn yếu, chưa thể lọc và đào thải ra ngoài.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp và lượng máu còn ít nên nước uống dễ khiến vượt quá nhu cầu khoáng chất và chất điện giải, các chất này đã có đầy đủ trong sữa mẹ. Phần nước dư có thể tích tụ trong máu và cơ thể, ảnh hưởng đến sự hoạt động của não bộ.

có nên cho trẻ sơ sinh uống nước

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Nhiều mẹ và bà có thói quen cho trẻ sơ sinh uống 1 chút nước để “tráng miệng” trước khi bú mẹ, hành động này khiến trẻ bị đầy bụng và không còn thèm sữa, lượng sữa hấp thụ giảm, trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển. Nước còn là nguồn bệnh nếu không được xử lý sạch sẽ, nguy co tiêu chảy do hệ miễn dịch của bé còn yếu.

Tuy nhiên, nếu trẻ đang phải dùng sữa công thức do mẹ không có sữa hoặc mẹ dùng kháng sinh thì có thể cho trẻ sơ sinh uống nước nhưng với 1 lượng nhỏ. Vì sữa công thức có chứa nhiều muối hơn nên cần thêm một chút nước để làm hóa tan muối đọng trong cơ thể.

Ngoài ra, quá trình trao đổi chất của các bé dùng sữa công thức thường diễn ra chậm hơn nên cần bổ sung thêm nước nhiều hơn so với bé bú hoàn toàn sữa mẹ.

Nếu trẻ đang bị táo bón hoặc cơ thể trẻ sốt, quá nóng, các mẹ có thể cho con uống nước để làm mát cơ thể, nhưng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi làm điều này.

>>> Xem thêm: Ưu nhược điểm của thắt ống dẫn tinh

Cho trẻ sơ sinh uống nước có nguy hiểm không?

Vậy có thể cho trẻ sơ sinh uống nước hay không? Các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nếu cho uống nước sai cách hoặc sử dụng nguồn nước không đảm bảo sạch sẽ, không chỉ không làm mát cơ thể cho bé mà còn làm hại trẻ khiến trẻ dễ mắc bệnh.

  • Cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn sữa an toàn nhất, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bé cần, trong đó có cả nước. Việc cho trẻ sơ sinh uống nước sẽ làm gián đoạn khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Không những vậy, do kích thước dạ dày nhỏ, một lượng nước nhỏ cũng khiến dạ dày bé bị đầy, không còn muốn bú sữa mẹ nữa. Lâu dần sẽ thành thói quen khiến bé không nhận đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

  • Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng

Trong nước có khá nhiều tạp chất, vi sinh vật ngay cả khi được thanh lọc và đun sôi. Lúc này hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện và còn rất yếu, nếu sử dụng nguồn nước có mầm bệnh thì rất dễ bị tiêu chảy, về lâu dài sẽ suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Trẻ sơ sinh uống nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn trẻ chỉ bú sữa mẹ từ 2 – 3 lần. Các mẹ cần đặc biệt chú ý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

  • Trẻ bị nhiễm độc nước

Tình trạng này không quá phổ biến nhưng vẫn có thể gặp phải. Cho bé uống nước sẽ làm nồng độ natri trong cơ thể bị làm loãng và thoát ra ngoài do thận của bé chưa hoàn thiện. Trẻ bị thiếu hụt natri có thể dẫn đến động kinh, co giật… ảnh hưởng đến hoạt động của não.

  • Ảnh hưởng đến nguồn sữa và sức khỏe của mẹ

Khi trẻ bú ít hoặc không bú mẹ, quy trình sản xuất sữa mẹ bị gián đoạn, sữa không được thoát ra ngoài sẽ làm tắc tia sữa, đau núm vú. Do vậy cho trẻ sơ sinh uống nước khi chưa đủ 6 tháng tuổi  không chỉ không tốt cho sức khỏe của bé mà còn gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của mẹ.

cho trẻ sơ sinh uống nước

Có thể cho trẻ sơ sinh uống nước khi nào?

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Câu trả lời là không vì đến khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ mới nên cho bé tập uống nước. Mẹ có thể bổ sung một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội cho bé sau khi ăn dặm nhưng không được dùng đế thay thế sữa mẹ. Bé vẫn cần được dùng sữa mẹ cho đến 2 tuổi để đảm bảo phát triển toàn diện.

Theo các chuyên gia y tế, thời điểm tốt nhất cho trẻ tập uống nước là khi bắt đầu ăn dặm để ngăn ngừa táo bón. Khi bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, không nên cho bé dừng bú sữa mẹ mà nên tiếp tục cho đến khi bé được 24 tháng vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt và đầy đủ nhất cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

Để dạy bé uống nước và quen với điều này, các mẹ có thể cho bé uống bằng thìa nhỏ hoặc vào bình sữa, cốc để bé dễ uống. Tập cho trẻ thói quen uống nước khi khi đi chơi về, sau khi ăn,… giúp trẻ hình thành thói quen uống nước khi trẻ lớn lên.

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bé không cần uống nhiều nước do vẫn đang bú sữa mẹ. Khi bé 4 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống vài ngụm nước nhỏ mỗi ngày, không quá 4 thìa nhỏ, có thể tăng lượng nước khi bé lớn hơn.

Nếu bé không thích uống nước, đừng cố ép mà hãy cho trẻ bú sữa mẹ và thử cho bé uống nước lại lần sau.

Ngoài ra, khi thời tiết quá nóng, hoặc khi trẻ bị sốt, cơ thể mất nước nhiều hơn, mẹ cũng có thể bổ sung 1 lượng nhỏ nước cho bé để làm mát cơ thể. Ở trẻ sử dụng sữa công thức, mẹ có thể cho trẻ uống 1 chút nước giữa các bữa bú. Lưu ý rằng cho trẻ bú sữa trước rồi mới cho uống nước.

Tuy không nên cho trẻ sơ sinh uống nước nhưng các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ khi trẻ có các triệu chứng sau:

  • Trẻ bị sốt, nóng, có dấu hiệu khát nước, miệng khô.
  • Trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu đặc, đậm màu.
  • Trẻ đang uống sữa công thức do sữa công thức có chứa nhiều muối hơn sữa mẹ nên bé cần bổ sung nước để làm loãng lượng muối dư thừa.
  • Trẻ bị nấc cụt, nấc kéo dài.
  • Trẻ bắt đầu chuẩn bị ăn dặm.

Khi trẻ mắc các bệnh lý gây mất nước, đặc biệt là khi nôn hoặc tiêu chảy, các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để được kiểm tra và đưa ra lời khuyên  thích hợp.

Khi cho trẻ sơ sinh uống nước cần lưu ý những gì?

Với câu hỏi cho trẻ sơ sinh uống nước có nên hay không? Các bà mẹ cần lưu ý rằng không nên cho con mình uống nước khi không cần thiết. Ngoài cần xin ý kiến từ bác sĩ, mẹ cũng cần chú ý những điều sau:

  • Chỉ cho bé uống nước theo nhu cầu, uống lượng nhỏ làm mát cơ thể, không được dùng để thay thế sữa mẹ.
  • Cho bé uống nước khi bắt đầu ăn dặm nhưng không được cai sữa mẹ ở giai đoạn này.
  • Không cho bé uống nước trước bữa ăn, vì nước sẽ chiếm chỗ trong dạ dày, khiến bé có cảm giác no, không muốn ăn, không những thế nước còn làm loãng dịch vị, không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Cho bé uống nước sau bữa ăn dặm để tráng miệng và làm sạch lưỡi.
  • Hạn chế cho bé uống nước trước khi đi ngủ vì dế khiến bé thức giấc giữa đêm, buồn tiểu hoặc dễ “tè dầm”, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé.

Hơn tất cả, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp mẹ và trẻ hình thành quan hệ gần gũi, trẻ ít quấy khóc và phát triển tốt hơn, giúp trẻ phát triển nhận thức và tinh thần tối đa. Sữa mẹ đã có đẩy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết để trẻ hấp thụ và lớn lên. Nếu lo lắng bé khát nước hoặc cảm thấy bé đang khát, việc mẹ cần làm là cho con bú ngay chứ không phải cho trẻ sơ sinh uống nước. Sữa mẹ vừa là nguồn nước đảm bảo an toàn nhất vừa là vắc xin tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho trẻ.

Hi vọng những chia sẻ trên đã giải đáp được phần nào những băn khoăn của các mẹ trong việc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không. Hãy tham khảo và thực hiện đúng theo lời khuyên của các chuyên gia để nuôi dạy trẻ tốt hơn cũng như tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I - Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn, chuyên tư vấn về các vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,... Trong công việc bác sỹ Vân luôn vận dụng mọi kiến thức y học nhằm tiến hành điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.

Tin liên quan

Những Tư thế khiến cả hai lên đỉnh đầy đê mê

Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với những lần yêu đương theo tư thế truyền...

Phòng khám Nam khoa 52 nguyễn trãi lừa đảo

[Thực hư] Phòng khám Nam khoa 52 nguyễn trãi lừa đảo?

Thời gian gần đây, có một số thông tin nói về Phòng khám nam khoa 52 Nguyễn...

đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối

Đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối

Tình trạng đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối không phải là hiện tượng...