Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu có vai trò rất quan trọng trong suốt 9 tháng mang thai. Mỗi một tháng mẹ bầu cần phải có một chế độ dinh dưỡng khác nhau để phù hợp với sự phát triển của trẻ. Vậy, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng tháng như thế nào là hợp lý? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu theo từng tháng chi tiết nhất
Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất góp phần quan trọng vào sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Muốn bé yêu phát triển khỏe mạnh và toàn diện thì mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bàu bầu vào từng thời điểm phát triển của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tháng đầu tiên của thai kỳ
Tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ bắt đầu có sự thay đổi, hormone nội tiết tăng lên khiến mẹ luôn có cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bụng. Đây chính là dấu hiệu của ốm nghén.
Lúc này, rất khó để có thể ăn uống và xoa dịu cơn ốm nghén. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, mẹo ăn uống lý tưởng dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng trên hiệu quả.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, chẳng hạn như 3 bữa ăn chính thì chia thành 6 bữa ăn nhỏ. Nên uống nữa giữa các bữa ăn chứ không uống trong bữa ăn. Tháng đầu tiên, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic, ăn nhiều rau màu xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt,…
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 2 thai kỳ
Tăng cân khi mang thai như thế nào cho hợp lý là điều mẹ bầu nào cũng cần phải biết. Trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu cần tăng cân từ 0,4 – 2kg.
Về vấn đề ăn uống, mẹ cần có quan điểm rõ ràng. Tuy không phải ăn gấp đôi, nhưng mẹ cần đảm cung cấp đủ lượng calorie cần thiết khoảng 300. Do đó, thay vì chú trọng tới số lượng, mẹ nên để ý tới chất lượng của món ăn.
Mẹ bầu nên đa dạng món ăn và cố gắng hạn chế những thực phẩm chứ nhiều calorie, chất béo, đường,…Mỗi ngày nên uống 2 ly sữa ít béo, bởi đây là nguồn bổ sung lượng canxi tuyệt vời cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ 3 thai kỳ
Bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ, tình trạng sức khỏe của mẹ cũng chuyển biến tích cực hơn, giảm ốm nghén. Chế độ ăn uống ở giai đoạn này vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa nhẹ mỗi ngày. Cân nặng đạt chuẩn vào cuối tháng 3 bạn phải đạt được đó là tăng khoảng 0,4 – 1,7kg.
Trong giai đoạn này, mẹ cần tạo cho mình thói quen ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế những đồ ăn vặt không tốt, nhiều calo và ít dinh dưỡng như đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, đồ ngọt,…
Nên tập trung ăn những món giàu chất xơ, vitamin cũng như khoáng chất dồi dào như các loại hạt, trái cây sấy khô,…
Chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ 4 thai kỳ
Tháng thứ 4 của thai kỳ, bụng bầu đã bắt đầu lấp ló xuất hiện. Đây cũng là lúc mà bạn cần chú trọng nhiều hơn tới việc duy trì và đảm bảo mình có một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng.
Giai đoạn này, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên ăn những loại thực phẩm giàu sắt. Các loại thực phẩm giàu sắt như: thịt gà, đạu, rau xanh đậm,…
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tháng thứ 5 thai kỳ
Có thể nói, tam cá nguyệt thứ 2 là khoảng thời gian mà mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất. Bạn sẽ cảm thấy cơ mình có một nguồn năng lượng dồi dào và năng động hơn hẳn so với 3 tháng đầu mang thai hay 3 tháng cuối.
Lúc này, cơ thể mẹ dần trở nên cồng kềnh, nguyên nhân là do cơ thể tích quá nhiều nước. Vì thế, mẹ nên hạn chế ăn các đồ ăn mặn, giảm muối khi nấu ăn cũng như tránh các loại thực phẩm chứa nhiều muối.
Ngoài ra, mẹ cũng cần uống nước thường xuyên để lọc bớt các chất lỏng không cần thiết ở trong cơ thể và giúp mẹ bầu cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Mẹ bầu cùng cần bổ sung thêm canxi cho cơ thể ở giai đoạn này, uống 2 ly sữa mỗi ngày, ăn thêm 2 phần ăn được chế biến từ sữa vào thực đơn ăn mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 6 thai kỳ
Đây là thời điểm mẹ luôn cảm thấy đói vì bé con đã lớn hơn, cần nhiều dưỡng chất hơn. Trpng tháng này, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm như: ngũ cốc, rau, trái cây, các chế phẩm từ sữa, thịt,…
Lựa chọn những loại thực phẩm giàu carbohydrate nâu như: yến mạch, gạo nứt,..bởi chúng rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp ngăn chặn tình trạng táo bón khi mang thai.
Chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ 7 thai kỳ
Để bước qua giai đoạn này một cách suôn sẻ, mẹ tuyệt đối không nên ăn quá no, không ăn đồ ăn chiên, mỗi lần ăn cách nhau 3 lần, khi ngủ cố gắng gối đầu cao.
Vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông, uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh, qua quả tươi,…và đừng quên bổ sung vitamin C cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ 8 thai kỳ
Bạn đang cần tới đích để chào đón khoảng khắc kỳ diệu nhất, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn cơ thể. Lúc này, bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cả thai nhi cũng như cho con bú sau này.
Trong 3 tháng cuối mang thai thì tầm quan trọng của omega – 3 là điều không thể phủ nhận, sự tăng trưởng cũng như phát triển trí não của trẻ mạnh mẽ nhất là ở giai đoạn này.
Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh cho cơ thể như: những loại hạt, quả óc chó, cá hội,…
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 9 thai kỳ
Giai đoạn này khá bận rộn với mẹ bầu vì phải chuẩn bị việc chào đời của bé, do đó chuyện lơ là ăn uống có thể sẽ xảy ra. Vào 4 tuần cuối, bé yêu phát triển với tốc độ chóng mặt, đây cũng là lý do vì sao mẹ bầu cần phải duy trì một chế độ ăn uống và dinh dưỡng dồi dào, hợp lý.
Tháng này, mẹ bầu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, uống nhiều nước để phòng ngừa phù nề, tránh đồ giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung omega-3,…
Qua đây, mong rằng mẹ bầu có thể nắm được chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy gửi về thư mục tư vấn trực tuyến trên website.
Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I - Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn, chuyên tư vấn về các vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,... Trong công việc bác sỹ Vân luôn vận dụng mọi kiến thức y học nhằm tiến hành điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.